Xưởng đen, xưởng trắng

Tại Nga, những xưởng may trắng là các xưởng công khai, được cấp phép hoạt động và đảm bảo đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, về an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo đúng tiêu chuẩn khắt khe cũng như các thủ tục hành chính của nhà nước Nga. Thường cơ sở vật chất nhà xưởng các xưởng trắng nằm trên mặt đất và được người Nga đứng tên làm chủ. Xưởng trắng công nhân đi lại tự do thoải mái, không bị gò bó về thời gian và không gian. Cơ sở làm việc khang trang sạch đẹp. 

Trong khi đó, các xưởng đen thì ngược lại. Hàng trăm xưởng mọc nhan nhản ở vùng ngoại ô Matxcơva và chủ thường là người Việt. Không cần các thủ tục pháp lý, không đóng thuế, không đáp ứng các điều kiện luật yêu cầu và quan trọng nhất là không mất các khoản phí cao như xưởng trắng. Các xưởng đen thường nằm ở tầng hầm nằm chìm trong lòng đất, phổ biến là các tầng hầm vốn được xây để chứa máy phát điện dự phòng, hệ thống bơm nước, hơi đốt… Chủ người Việt thuê tầng hầm này cải tạo lại thành nơi ăn ở và làm việc cho công nhân. Mọi hoạt động trong đó không ai biết cả. Người lao động (NLĐ) không được ra ngoài. Ngoài chủ và nhân viên quản lý thì nội bất xuất, ngoại bất nhập. 

Điều cơ bản nhất của các xưởng đen là chủ không phải mất một khoản tiền lớn cho nhân công về các thủ tục nhập cư, bảo hiểm y tế, thuế… Các xưởng đen không bắt buộc phải có một tỉ lệ công nhân địa phương như xưởng trắng mà hoàn toàn dùng nhân công từ Việt Nam sang với giá rẻ mạt, thậm chí quỵt cả tiền lương. Họ đi với visa du lịch. Visa lao động và visa du lịch là một trong những yếu tố quan trọng để phân biệt đi làm việc ở loại xưởng nào.

Bà Phạm Thị Nhị (xã An Ninh, Tiền Hải, Thái Bình): “Đêm qua con gái tôi gọi điện thoại về khóc bảo ăn uống kém quá nên đi tiểu ra máu, cháu bảo mẹ cố bán nốt cái nhà lo cho chúng con về. Hai đứa phải nộp 10.000 USD mới được về. Khi con đi lao động ở Vinastar, tôi đã phải bán một lô đất rồi”. Ảnh: HUY HOÀNG

Khi lao động đến Nga, chủ xưởng trắng phải làm các thủ tục nhập khẩu. Ngoài các giấy phép bắt buộc như chứng nhận sức khỏe, chứng nhận không tiền án tiền sự…, người chủ phải nộp tiền bảo hiểm, tiền hưu và thuế thu nhập với 30% mức lương tối thiểu trong một năm. Tổng cộng, một lao động từ Việt Nam sang, ngoài tiền lương, người chủ phải mất trung bình trên 2.000 USD/năm cho các chi phí thủ tục hành chính. Nếu tuyển 50 người thì con số ít nhất là 100.000 USD mỗi năm. Một con số quá lớn!

Chủ các xưởng may gần như 100% là người Việt. Họ mua lại giấy phép của doanh nghiệp Nga để hoạt động và được tuyển lao động hợp pháp. Theo quy định của Liên bang Nga, chỉ có những pháp nhân có chỉ tiêu mới được mời và nhận lao động đến làm việc. Làm việc tại xưởng trắng sẽ được đi lại tự do thoải mái theo ý thích của công nhân mà không có bất kỳ gò bó nào. 

Vì vậy bạn phải chọn nơi tin cậy để đi xuất khẩu lao động. Đừng vì ham lợi trước mắt mà bị lôi kéo làm việc tại các xưởng đen. 

Liên hệ Mr. Ngọc 0866558366 hoặc Mss Thùy 0364167446 để tư vấn cụ thể.